Nợ là gì và 6 bước trả nợ hiệu quả phát triển bởi Doctor Chu
Nợ là gì: “Nợ là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
Đó là định nghĩa về nợ theo luật pháp Việt Nam.
Doctor Chu định nghĩa đơn giản hơn, mang chất y học: nợ là một loại bệnh phổ biến gây đau đầu, biến chứng là đổ vỡ hạnh phúc gia đình, là thất bại trong năng lực quản lý tiền và có thể điều trị được !
Nếu bạn đang đối mặt với nợ & áp lực,6 bước hiệu quả để giúp bạn trả sạch nợ và xoay chuyển cuộc đời.
1. Báo cáo tài chính chỉ ra cho bạn Nợ là gì, nợ bao nhiêu, nợ xấu hay nợ tốt
- Bắt đầu hiểu biết rõ hoàn cảnh hiện tại: Bạn đang ở đâu bằng báo cáo tài chính cá nhân.
-
Thu nhập.
Chi phí
- Lương, thưởng
- Từ kinh doanh
- Từ đầu tư
- Từ lãi tiết kiệm…
- Sinh hoạt: tiền nhà, điện, nước, nuôi con…
- Mối quan hệ: hiếu, hỉ, mời bạn…
- Học phí của bạn, của con
- Tiền vốn nhập hàng kinh doanh
- Tiền góp vốn đầu tư.
Lưu ý: Tiền vốn kinh doanh và đầu tư có thể lập vào bản báo cáo tài chính kinh doanh, đầu tư riêng.
Tài sản
Nợ
- Bất động sản
- Chứng khoán
- Bản quyền trí tuệ như sách, khóa học…
- Tài sản cho thuê như nhà, kiot, xe ô tô…
- Cho vay có lãi suất
- Tiền tiết kiệm tại ngân hàng
- Tiền mặt
- Vàng, kim loại quý…
- Nợ có lãi suất
- Nợ không lãi suất
- Thu nhập: Liệt kê chi tiết về thu nhập hiện tại, bao gồm thu nhập chủ động (lương, thưởng) và thu nhập thụ động (thu nhập từ đầu tư, kinh doanh được trả cổ tức tính theo tháng).
- Chi phí: Theo dõi báo cáo chi phí theo tháng thông qua sổ ghi chép chi tiêu hoặc ứng dụng.
- Kiểm tra dư nợ: Liệt kê chi tiết về các khoản nợ hiện tại, bao gồm số tiền còn lại, lãi suất, và thời hạn thanh toán hàng tháng.
- Xác định tổng nợ: Tính tổng số tiền bạn đang nợ. Chia làm 2 loại: nợ có lãi suất từ cao tới thấp và nợ không lãi suất theo bảng dưới đây:
-
Nợ có lãi suất Nợ không lãi suất 1. Khoản nợ lãi cao nhất 1. Mượn tiền gia đình 2. Khoản nợ số 2… 2. Mượn tiền bạn… - Xác định tổng tài sản: Tính tổng tài sản hiện có theo giá trị thị trường hiện tại, bao gồm bất động sản, chứng khoán, vàng, tiền mặt và ô tô…Những tài sản bạn có thể bán được trong thời gian ngắn để thu về tiền mặt. Năm 2018, tổng tài sản của Doctor Chu = 0.
- Tính tài sản ròng hiện tại = tổng tài sản – tổng nợ. Tài sản ròng chính xác là vị trí bạn đang đứng. Nó định giá chính xác nhất tất cả những gì thuộc về bạn, bao gồm tư tưởng, cách tư duy, hệ thống niềm tin, thói quen, năng lực chuyển hóa kiến thức thành tiền (kiếm tiền), năng lực quản lý tiền (giữ tiền), năng lực nhân bản tiền (đầu tư, kinh doanh), kỹ năng và giá trị bạn có trong nền kinh tế thị trường.
2. Nợ Là Gì & Phân Loại Nợ:
- Nợ ưu tiên (nợ tốt): Là các khoản ưu tiên như vay mua nhà, vay mua bất động sản đúng thời điểm.
- Nợ không ưu tiên (nợ xấu): Là các khoản vay mua ô tô, nợ thẻ tín dụng, nợ mua đồ xa xỉ.
- Nợ có lãi suất: Ưu tiên trả nợ có lãi suất cao hơn trước để giảm tổng chi phí nợ.
- Nợ không lãi suất: Trả sau, trừ trường hợp cấp bách.
3. Lập kế hoạch tài chính, kế hoạch trả nợ:
- Tạo Kế Hoạch Tài Chính: Tạo kế hoạch tài chính 1 năm, bao gồm mục tiêu thu nhập, cắt giảm chi phí, cột tài sản và giảm nợ. Chi tiết về lập kế hoạch tài chính cá nhân tại đây.
- Đặt Mục Tiêu Thanh Toán Nợ: Xác định kế hoạch chi tiết để thanh toán từng khoản nợ theo mức độ ưu tiên. Ưu tiên trả nợ lãi suất cao nhất trước. Luôn biết chính xác số tiền bạn dành để trả nợ theo tháng.
- Khi đã có kế hoạch trả nợ, điều quan trọng nhất là bạn tuân thủ kế hoạch và chấm dứt suy nghĩ về nợ và chuyển hướng suy nghĩ sang tài sản – đầu tiên, là tập trung nâng cao năng lực kiếm tiền của bạn !
4. Bắt tay làm đầu tư và/hoặc kinh doanh với tư duy nghĩ lớn và bắt đầu nhỏ.
- Đầu tư: Lời khuyên khôn ngoan nhất lúc này là bạn hãy liên hệ với Mentor (người cố vấn đầu tư) của bạn để bắt tay vào việc đầu tư an toàn, loại bỏ rủi ro ngay khi mới bắt đầu. Nếu chưa có Mentor thì bạn hãy đi tìm ngay.
- Việc đầu tư, kinh doanh mà không có Mentor thì chẳng mấy chốc bạn phải trả giá bằng tiền mặt mất đi và tổng nợ tăng lên. Đó là sự thật. Hãy xem số doanh nghiệp phá sản hàng năm. Những người chủ doanh nghiệp đó họ là ai ? Nhiều người trong họ rất giỏi về chuyên môn, giỏi cả kinh doanh nữa. Tại sao họ vẫn buộc phải phá sản ? Điều đó bạn cần suy ngẫm và tự khám phá.
- Theo kinh nghiệm của mình, Doctor Chu khuyên bạn hãy để dành tiền vào quỹ đầu tư tối thiểu 20% thu nhập hàng tháng. Bạn nghĩ là lương 6 triệu/tháng, tiết kiệm 1,2 triệu/tháng là số tiền quá nhỏ để đầu tư ? Vâng, Doctor Chu đã bắt đầu như vậy. Hãy suy nghĩ về dịp tết gần nhất, bạn để dành được bao nhiêu tiền một năm ?
- Quá trình tiết kiệm có thể kéo dài 1 – 2 năm và bạn sẽ theo dõi số tiền của mình tăng lên hàng tháng và có động lực kiếm thêm tiền để bỏ vào vốn đầu tư của mình. Động lực thực sự chỉ có khi bạn bắt tay vào thực hiện.
- Nếu bạn tin vào kế hoạch tiết kiệm dài hạn và tuân thủ có kỷ luật thì đã đến lúc mình cần tiết lộ cho bạn một bí mật: Cơ hội đầu tư sẽ gõ cửa nhà bạn khi bạn tiết kiệm được 100 triệu đồng đầu tiên !
- Kinh doanh: Trước khi bạn kinh doanh, hãy bỏ tiền vào vốn để kinh doanh hay vốn chủ động. Nhiều mô hình kinh doanh, nhiều cách làm kinh doanh nhưng nếu bạn là học sinh, sinh viên hay người làm công ăn lương, chưa có chút kinh nghiệm gì về kinh doanh thì hãy sử dụng 2 chiến lược sau để chắc thắng và an toàn, không mất vốn:
- Chiến lược 1. Bắt đầu nhỏ và nghĩ lớn. Tâm lý chung khi khởi sự lập nghiệp là tâm lý kỳ vọng quá mức về số tiền có thể kiếm được và không nhìn thấy rủi ro tiềm ẩn. Hãy nhìn những người xung quanh mở ra công việc kinh doanh và đóng cửa sau 6 tháng + khoản nợ. Họ đã làm gì ? Cách họ làm có thể là Bắt đầu lớn và nghĩ nhỏ. Bạn cần tránh sai lầm phổ biến ấy và làm ngược lại. Số tiền bạn tích lũy được là rất quý. Bạn cần sử dụng hết sức thận trọng bằng một công việc kinh doanh nhỏ, nghiên cứu thử phản hồi thị trường xem có bán được không và tinh chỉnh.
- Chiến lược 2. Chỉ bán sản phẩm xung quanh lĩnh vực bạn thực sự hiểu biết. Hãy xác định vòng tròn hiểu biết của bản thân và bắt đầu tìm kiếm sản phẩm liên quan. Bạn không thể nghĩ ra, hãy hỏi Mentor của bạn. Ngày nay, có nhiều cách bán sản phẩm mà không cần nhập hàng. Doctor Chu biết có những người kiếm được hơn 100 triệu/tháng mà họ không hề bỏ bất cứ đồng vốn nào cho việc nhập hàng. Hãy suy nghĩ cởi mở, nghĩ lớn trước khi làm theo tư duy thông thường.
5. Phát triển thói quen tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu, giảm dần nợ:
- Thói quen tiết kiệm: Bắt đầu bằng 30% thu nhập hàng tháng: vốn đầu tư (20%) và vốn kinh doanh (10%). Hình thành thói quen tiết kiệm cần sự kỷ luật và kiểm soát tốt cảm xúc chi tiêu.Đánh giá sự kỷ luật cá nhân tốt nhất là thông qua việc bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền sau một năm lao động ?
- Cắt giảm chi tiêu: Nếu bạn đang đối mặt với tình hình tài chính khó khăn, hãy cắt giảm mọi chi phí không thực sự cần thiết. Chi phí cần thiết là chi phí dành cho sinh hoạt như ăn, ở, điện, nước, tiền thuê nhà, nuôi con. Chi phí không cần thiết là chi phí bạn muốn thể hiện ra ngoài để người khác thấy như làm đẹp, xe đẹp, ăn nhà hàng, thể hiện độ sang chảnh… Theo thời gian, ai có thực lực tự sẽ bộc lộ thông qua khối tài sản họ xây dựng được.
6. Học hỏi liên tục để nắm bắt cơ hội tăng thu nhập và trả nợ:
- Học từ Mentor là ưu tiên số 1.
- Học từ phản hồi của khách hàng khi kinh doanh.
- Học qua khóa học của chuyên gia hàng đầu.
- Học qua sách.
- Học qua video trên kênh Youtube.
- Học qua nhật ký cá nhân của bạn. Hãy ghi chép mục tiêu hàng ngày và đánh giá vào cuối ngày. Hãy cải thiện liên tục năng lực hoàn thành mục tiêu của bạn.
Lưu ý rằng, trả nợ là một quá trình dài hạn. Bạn cần bản lĩnh và sự cam kết. Hãy luôn tìm sự hỗ trợ từ Mentor và huy động vốn không lãi suất để đầu tư khi cần thiết. Khi đối diện một cơ hội đầu tư bất động sản chắc thắng, toàn bộ nợ của bạn có thể được thanh toán trong 1 thương vụ !
Chúc bạn thành công !
Tác giả bài viết: Doctor Chu,
The Power Of Passion.
Nhật ký ngày 11/01/2024,
Khu Tiên Xá, phường Hạp Lĩnh, TP. Bắc Ninh, Việt Nam.
Bài viết liên quan: Thu nhập thu động: 8 cách tạo ra thu nhập thụ động hiệu quả năm 2024.
Kết bạn với Doctor Chu qua các kênh:
Website: trieuphubatdongsan.com
Youtube: Doctor Chu . Doctor For Women
Hotline for work: 0968.850.088
1 comments for "Nợ là gì và 6 bước trả nợ hiệu quả dành cho bạn trẻ khởi nghiệp"